Du học Mỹ, từ kẻ ngỗ ngược thành học giả Fulbright

Thứ Thu,
14/01/2016
Đăng bởi Nhân viên 01

DHTTT- Từ một học sinh ngỗ ngược đã nuôi dưỡng ước mơ du học Mỹ, đó là câu chuyện về nghị lực phi thường

- "Câu chuyện của tôi bắt đầu từ khi là cậu học sinh lười biếng, ngỗ ngược. Tôi đã nuôi dưỡng giấc mơ du học  Mỹ đến khi cánh cửa đại học Mỹ mở ra với mình", Nguyễn Bá Trường Giang viết.
 
Tôi sinh ra ở làng quê ngoại thành Hà Nội. Hồi nhỏ, tôi lười học, đến lớp không bao giờ nghe giảng, chỉ mang vở ra vẽ. Có lần, tôi trèo lên nóc nhà giám hiệu, phi máy bay giấy bay lượn. Tôi cứ thầm ước sau này cũng bay cao, bay xa, dù khi ấy học dốt.
 
Tuổi thơ ngỗ ngược
 
“Thôi con ạ, con học dốt thế này, suốt ngày lêu lổng, học võ, đánh nhau, tụ tập thì chẳng hy vọng gì đâu”, mẹ đã nói như vậy cách đây đúng 24 năm, khi tôi học lớp 9.

Du học Mỹ, Nguyễn Bá Trường Giang tại lễ tốt nghiệp đại học Mỹ

Du học Mỹ, Nguyễn Bá Trường Giang tại lễ tốt nghiệp đại học Mỹ

 
May mắn đỗ vào cấp 3, tôi vẫn tiếp tục... đánh nhau, đốt pháo, nhiều lần bị đuổi học. Năm lớp 11, người bạn thân rủ tôi đi học tiếng Anh để bố cậu ta xin cho vào làm khách sạn. Cuộc đời cậu bé ngỗ ngược bắt đầu thay đổi từ đó.
 
Tôi và bạn đạp xe đến trung tâm tiếng Anh học giáo trình Streamline A. Hôm đầu vào lớp, nghe thầy nói tiếng Anh, tôi choáng lắm.
 
Bố mẹ rất vui vì 16 năm qua mới thấy con tôi học. Bố ra trường Sư phạm Ngoại ngữ mua cho băng cát-xét giáo trình Streamline A, B, C. Tôi nghe 1 tháng hết cả ba giáo trình. Chị tôi học trong Nam ra, mang cho cuốn từ điển bé xíu, tôi tra nát cả từ điển, đánh dấu nguệch ngoạc.
 
Học hết cấp 3, tôi thi đỗ hai trường đại học với điểm khá cao khiến người thân và bè bạn đều ngỡ ngàng. Ai cũng biết đến năm lớp 11, tiếng Anh của tôi chỉ 3.9, đến lớp 12 đã là 8.9.
 
Nuôi ước mơ du học
 
Tôi kể câu chuyện về hành trình vươn lên từ một cậu bé lười nhác, ngỗ ngược để nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nuôi dưỡng ước mơ, để bước tới cánh cửa du học. Các bạn trẻ hãy quyết tâm, thành công rồi sẽ đến.
 
Tốt nghiệp đại học, tôi làm giảng viên tiếng Anh và đi dịch kiếm tiền. Đây chính là thời gian tôi rèn luyện, tu dưỡng bản lĩnh để chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình.
 
Tôi học say mê, nghỉ hè cũng lao vào học. Khi tốt nghiệp, tôi đã có hơn 10 cuốn sổ đầy ắp từ mới. Chiếc cát-xét bố mua tặng đã bị gãy nút “tua” vì nghe quá nhiều.
 
Từ bé, tôi đã mơ thấy cánh cửa đại học Mỹ mở ra. Đến một ngày, có người chị gái thân thiết làm ở Đại sứ quán Mỹ, khuyên tôi xin học bổng du học Fulbright. Tôi cũng chẳng nghĩ mình đạt được, vì học bổng du học này rất giá trị. Tôi vẫn đăng ký và được gọi đi thi tiếng Anh. Với sở trường ngoại ngữ, tôi vượt qua các vòng thi tuyển thuận lợi.

Du học Mỹ, Nguyễn Bá Trường Giang và nhóm Fulbrighter 2007 tại nhà Đại Sứ Michael W.Marine.

Du học Mỹ, Nguyễn Bá Trường Giang và nhóm Fulbrighter 2007 tại nhà Đại Sứ Michael W.Marine.

Bài luận của tôi nói về Việt Nam, về những khó khăn của thế hệ chúng tôi, tình hình chung của đất nước. Tôi thể hiện một niềm tin chắc chắn về tương lai của Việt Nam và kế hoạch tương lai của mình. Tôi hứa đi học về sẽ đóng góp hết lòng để phát triển đất nước. Quy định của Fulbright chỉ cho 800 chữ, nhưng tôi viết gần 2.000 chữ rồi kẹp vào hồ sơ.
 
Sau này, nhiều người nhờ tôi sửa giúp bài luận khi du học. Trong số đó, có người vào Đại học Harvard, Đại Học Luật Fordham, Michigan (Mỹ). Một em đỗ Đại học Oxford (Anh).
 
Trở thành học giả Fulbright
 
Đến vòng phỏng vấn xin học bổng du học, hai người phỏng vấn tôi, một người Mỹ và một người Việt, mặt mũi nghiêm trọng lắm. Có nhiều ứng viên gặp họ đã run, không biết bắt đầu thế nào. Tôi vào phòng, nhìn hai vị, cười tươi và chào họ. Không đợi họ hỏi, tôi bắt đầu câu chuyện ngay bằng câu hỏi xã giao: “Ông sang Việt Nam lâu chưa? Thời tiết oi bức quá, ông có quen không?".
 
Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Vị giáo sư đó hỏi: “Trong bài, tôi thấy em viết câu này, em có quan điểm thế nào mà viết thế?”. Tôi trả lời: “Tôi xin đính chính là không viết như thế...”. Người đó mỉm cười.
 
Sau này tôi mới biết đó là thủ thuật để xem người đối diện có phải tác giả thực sự của bài viết không. Chúng tôi ngồi nói chuyện về kinh tế Việt Nam, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực...
 
Tôi giành học bổng du học Fulbright trong sự vui mừng của gia đình và bạn bè. Sau một năm chuẩn bị, tôi được nhận vào trường Cornell, một trong 8 đại học thuộc nhóm Ivy-League (Havard, Yale, Princeton, Cornell, Dartmouth, Brown, Colombia, Pennsylvania). Các trường này có chất lượng giáo dục rất tốt.

Nguồn: sưu tầm internet

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Email Gọi ngay Facebook Zalo